Chúng ta đều biết rằng các hoạt động thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, từ trẻ em cho đến người già. Riêng với trẻ em, việc thường xuyên chơi đùa và vận động cơ thể sẽ góp phần giúp bé học tập tốt hơn, hệ cơ và xương thêm vững chắc, phát triển chiều cao cân đối, gia tăng sức dẻo dai cũng như sức chịu đựng, phòng ngừa tình trạng béo phì. Dù thế nhưng có nhiều bé không thích tập thể dục thể thao khiến các mẹ đau đầu không hiểu vì sao. Nếu nắm bắt được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm ra hướng giải quyết, giúp bé yêu thích vận động hơn, cơ thể bé cũng vì thế mà phát triển toàn diện hơn.
1.Các kỹ năng vận động cơ bản của bé chưa phát triển toàn diện
Những đứa trẻ 6 – 7 tuổi phần nào đã hoàn thiện về mặt thể chất, khả năng tập trung chú ý cùng sự nắm bắt các quy tắc cơ bản cần thiết để tham gia các trò chơi có tính tập thể, những môn thể thao cần có sự tổ chức và những quy định riêng như bóng đá, bóng rổ hay bơi lội. Bé ở giai đoạn tiểu học vẫn chưa phát triển tất cả các mặt này, có tâm lý sợ hãi khi đối mặt với các cuộc thi. Đôi khi thời gian tập luyện quá ngắn cũng không thể hình thành kỹ năng vận động ở mức thuần thục.
Tìm hiểu lý do vì sao trẻ không thích chơi thể thao?
Xét về mặt tâm lý, những đứa trẻ tiểu học vẫn chưa thể làm quen với việc thể hiện bản thân trước đám đông. Bé sợ thể hiện vì lo sợ thất bại, bị thua kém ở các môn thể thao khi đang trước bạn bè. Dần dần, thiếu kỹ năng sẽ dẫn đến cảm giác lười biếng và không muốn nỗ lực thêm nữa. Nếu bé nhà bạn rơi vào tình này thì cha mẹ cần dành thời gian để chơi với trẻ thường xuyên, cần đặc biệt chú ý đến các môn thể thao mà con đang theo học tại trường.
Hãy tham gia cùng con trong các hoạt động như chơi bóng rổ,chạy bộ, bóng đá, từ đó tạo cho cơ hội để con phát triển đầy đủ các kỹ năng, tăng cường thể lực ở môi trường an toàn nhất. Thường thì khi trẻ thể hiện sự yếu kém thể lực ở trước mặt cha mẹ sẽ ít ngại ngần hơn so với việc trước bạn bè, Dần dần, khi kỹ năng đã gia tăng thì trẻ sẽ thêm tự tin, bớt sợ hãi trước các môn thể thao. Hơn nữa, khi chơi cùng bé, tình cảm gia đình sẽ được thắt chặt và trẻ thì thích chơi hơn là học.
Khi mới bắt đầu, bạn nên cùng con tập thể thao và cố gắng duy trì hoạt động này như thói quen tốt mọi ngày, có như vậy trẻ sẽ quen với nếp sinh hoạt lành mạnh và tự giác tập luyện. Việc cha mẹ đặt cao thành tích gây áp lực cho các bé rất nhiều. Có thể giải thưởng, đạt điểm cao trong các cuộc đua sẽ là động lực cho trẻ cố gắng nỗ lực đạt được mục tiêu đã đề ra nhưng cũng chính vì áp lực từ giải thưởng sẽ khiến trẻ lo lắng rằng chúng không thể vươn tới, sợ thầy mắng, sợ làm cha mẹ thất vọng, bạn bè coi thường.
Đa số những bé ở tuổi tiểu học đều khó tập trung vào việc gì quá thời gian 8 phút. Chính vì thế, việc bắt trẻ thi đấu tốt để đạt được giải thưởng sẽ làm chúng cảm thấy mệt mỏi, muốn nhanh chóng thoát ra khỏi môn thể thao đang tham gia và không còn tinh thần vui chơi nữa. Đừng đặt ra bất kỳ tiêu chí nào rồi yêu cầu con phải đạt được, cách tốt nhất là cho con vận động để giúp bé gia tăng sức khỏe, năng động hơn và phát triển toàn diện hơn mà thôi. Dù các bé từ 6 - 8 tuổi chưa có tính ganh đua nhưng đến 10 tuổi, thành tích sẽ chính là động lực chính cho bé phấn đấu. Cha mẹ nên nói chuyện với các huấn luyện viên của con về việc không muốn con đi thi đấu chuyên nghiệp và phải đối mặt với những áp lực lớn.
Tìm hiểu lý do vì sao trẻ không thích chơi thể thao?
2.Bản tính thiếu tự tin, nhút nhát và rụt rè
Thể thao là hoạt động hỗ trợ phát triển cả vận động thô lẫn vận động tinh, thế nhưng không phải mọi đứa trẻ đều có sẵn kỹ năng vận động tốt. Những môn thể thao không bao giờ được coi là thế mạnh của những đứa trẻ ở giai đoạn tiểu học. Đôi khi, nguyên nhân bé không thích thể thao là do trẻ không có tố chất bẩm sinh đã giỏi thể thao, hơn nữa bản tính lại hướng nội nên bé chẳng mấy hào hứng. Nếu bé nhà bạn đang ở tình trạng này thì nên khuyến khích bé tham gia hoạt động hội trại hoặc các hoạt động vui chơi tập thể khác để bé được làm quen với đám đông.
Những hoạt động trong hội trại cũng nên ưu tiên sự tư duy bằng cách tổ chức trò chơi ca hát, giải đố, giải mật thư hay đi tìm kho báu để trẻ không cảm thấy áp lực. Khi thấy bé đã quen với các hoạt động vui chơi, hoạt động với đám đông thì cha mẹ hãy thuyết phục bé theo đuổi một môn thể thao nào đó để gia tăng khả năng vận động cho bé. Lúc bắt đầu, hãy cho con thử sức qua một vài môn thể thao, qua thời gian quan sát, nếu thấy trẻ yêu thích môn nào thì hãy cho con gắn bó với việc tập luyện thường xuyên môn thể thao đó chứ đừng gượng ép bé phải theo một môn thể thao nhất định nào.
Nếu muốn trẻ yêu thích thể thao thì trước tiên cha mẹ phải tạo cho trẻ niềm vui, hứng thú với môn thể thao đó. Nhìn chung thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của bé. Chính vì thế cha mẹ đừng chùn tay hay nản lòng trước thói ì của con, hãy cố gắng lôi con ra khỏi nhà và hòa nhập hết mình vào những hoạt động ngoài trời vô cùng lý thú.