Giới thiệu phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật toàn tập

21-08-2017
Dạo gần đây, các bà mẹ Việt thường truyền tai nhau về các phương pháp nuôi con kiểu Nhật mang đến nhiều tác dụng tích cực trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Tiêu biểu phải kể đến đó là phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật đã mang đến hiệu quả khi giúp bé phát triển sức mạng trí não và trí thông minh. Có nhiều nguồn tin nói về phương pháp này nhưng chưa thực sự chính xác khiến các bà mẹ nản lòng. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì và tiến hành như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo toàn bộ kiến thức liên quan đến phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật qua bài viết này nhé!
 
1. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?
 
Khác với nước ta, người Nhật cho bé ăn dặm từ khá sớm, thường là sau khi sinh khoảng 100 ngày, tức hơn 3 tháng. Lúc này bé đã bắt đầu được ăn dặm nhưng cũng không giống với ăn dặm ở nước ta. Mục đích chủ yếu lúc này khi cho bé ăn dặm chính là cho bé được làm quen với mùi vị thức ăn để phát triển khả năng vị giác của bé. Chính vì thế mà các bà mẹ Nhật chỉ cho bé ăn mỗi ngày 1 bữa mà thôi, trong khi đó thì sữa vẫn được coi là thức ăn chính của bé.
 
Tùy vào sự phát triển của bé mà các bà mẹ có thể đưa ra quyết định về thời gian cho con ăn dặm phù hợp nhất, thường thì đó là từ 5 – 6 tháng tuổi. Việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật cũng không hề đơn giản, các bà mẹ cần chú ý những điều quan trọng như:
 
 Giới thiệu phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật toàn tập
+Cho bé bắt đầu ăn dặm bằng cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10 và độ đặc sánh của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé yêu.
 
+Bữa ăn dặm của bé sẽ đủ cả 3 nhóm thực phẩm thiết yếu là tinh bột, đạm cùng các loại vitamin theo chuẩn vàng, đỏ và xanh. Những món ăn này thay đổi thường xuyên để bé quen với dầu mỡ và nhiều loại thực phẩm khác nhau.
 
+Điểm khác biệt lớn nhất giữa ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu truyền thống là mẹ Nhật sẽ không cho bất kỳ loại gia vị nào vào đồ ăn của bé cả. Điều này giúp bé làm quen với mùi vị thực sự của các loại thực phẩm mà bé được tiếp xúc.
 
+Tập cho các bé ăn đúng bữa như người lớn, khi bé đã biết ngồi vững thì bạn nên để bé ngồi ăn chung với cả gia đình.
 
+Có thể việc cho bé ăn dặm sẽ khiến sàn nhà bẩn thỉu và tung tóe đồ ăn khắp nơi nhưng mẹ đừng nản chí, thay vào đó, mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng thìa hoặc muỗng nhỏ. Chính điều này sẽ giúp bé có khả năng tự lập hơn sau này.
 
+Tuyệt đối không thúc ép trẻ ăn hết phần thức ăn mẹ đã chuẩn bị, hãy để bé ăn bao nhiêu tùy thích.
 
+Khi có ý định giới thiệu món ăn mới cho bé thì mẹ nên thử trong khoảng từ 3 - 4 ngày chứ đừng nôn nóng.
 
2.Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
 
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là không gây nhàm chán bởi ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng cho tới đặc từ từ, mịn cho tới loãng nên vì thế sẽ không làm bé cảm thấy chán ăn. Mặt khác, kỹ năng nhai thức ăn của bé cũng được cải thiện rất nhiều. Bé được học cả kỹ năng nhai và nuốt thức ăn dễ dàng, qua đó giúp bé tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Không những thế, chúng còn giúp kích thích khả năng vị giác của bé bằng việc cho bé ăn riêng từng loại thực phẩm và không có gia vị. Chính vì thế mà bé sẽ làm quen tốt hơn những mùi vị riêng của thực phẩm. Bé tự ăn sẽ làm bé trở nên tự lạp hơn, tự ngồi ăn một mình mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào của người lớn.
 
 
 Giới thiệu phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật toàn tập
3. Hướng dẫn tập cho bé ăn dặm
 
+Với trẻ từ 5 - 6 tháng: hãy bắt đầu cho bé ăn cháo nấu loãng, được xay nhuyễn ở tuần đầu cho bé quen từ từ. Đến tuần thứ 2, bé có thể thử một số loại rau, củ, quả dễ tiêu hóa. Nên nhớ rằng thức ăn của bé trong giai đoạn này luôn phải trơn và mịn để bé dễ ăn, không bị nghẹn, hóc. Nếu bé nhà bạn cảm thấy không thích và có ý từ chối, bạn tuyệt đối không nên ép bé ăn mà hãy để bé ngưng 2 - 3 ngày sau đó thử lại sau. Bạn cầnchủ yếu tập cho bé làm quen với nhiều dạng thức ăn khác chứ không chỉ có sữa, tập cho bé phản xạ nhai, nuốt thức ăn, học cách ăn bằng muỗng. Những loại thực phẩm bé có thể ăn lúc này bao gồm cháo loãng, bánh mì, khoai tây, bún, miến, chuối, đậu hũ, bột nếp, lòng đỏ trứng, cá, phô mai, sữa chua…
 
+Với trẻ từ 7 - 8 tháng: đồ ăn của bé lúc này cần đặc và thô hơn so với giai đoạn từ 5 - 6 tháng và bây giờ bé đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn trước. Mẹ nên chú trọng vào việc giúp bé làm quen với nhiều vị hỗn hợp hơn trước. Bên cạnh việc uống sữa, hãy cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm là hợp lý nhất. Đồ ăn cho bé lúc này là tất cả những thực phẩm bé ăn lúc 5 – 6 tháng và thêm mì ống, yến mạch cùng các loại ngũ cốc. Ngoài ra, mẹ cho bé thử lòng trắng trứng khi được 8 tháng tuổi, đậu, gà, nấm…
 
+Với trẻ trong giai đoạn 9 – 11 tháng: mẹ cần tăng dần lượng thức ăn qua mỗi bữa để hỗ trợ bé trong việc thích nghi với giai đoạn mới. Cần nhớ rằng thức ăn cho bé lúc này phải thô hơn trước nhiều nên mẹ không cần quá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho bé. Có bé còn tự học nhai thức ăn lúc này và mẹ có thể cho bé ăn thêm thịt lợn, thịt bò và sò. Ở giai đoạn lớn hơn, bé đã cai sữa và có thể ăn các bữa ăn bình thường với 3 bữa chính như người lớn. Mẹ vẫn cần bổ sung thêm sữa và cho bé ăn thêm 2 bữa phụ để đảm bảo đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé.
 
 

Copyright © 2013 - Thương Hiệu Danh Tiếng. All rights reserved