Nếu cha mẹ nào chưa biết những mẹo này thì hãy nhớ ghi chép lại nhé.
1.Cảm nhận sự thăng bằng
Để bắt đầu việc tập xe đạp thì việc chọn cho con một chiếc xe thấp vừa phải để chân bé có thể chạm đất khi ngồi ngay ngắn trên xe, tháo bỏ các bánh phụ và cả bàn đạp nếu cần thiết là điều nên làm. Tiếp theo, bố mẹ có thể tìm một khu đất phủ cỏ xanh và hơi dốc một chút làm nơi tập luyện lý tưởng cho con. Thảm cỏ sẽ giúp bé không bị đau khi chẳng may bị ngã. Nếu để bé tập xe trên bề mặt cứng thì đó nên là nơi bằng phẳng để tránh gây xây xát khi bé ngã.
Bé tập đi xe đạp thế nào để không bị đau?
Ngoài ra, bé cũng nên được đội mũ bảo hiểm, đeo các miếng cao su lót bảo vệ đầu gối hay bao tay. Mẹ nên chọn cho bé mặc một bộ quần áo thật thoải mái và thoáng mát, một đôi giày vừa vặn với cỡ chân của bé để tạo điều kiện tốt nhất cho bé tập luyện nhé. Và để khởi động, bố mẹ hãy để bé đạp lên dốc. Nếu thấy bé vẫn còn quá lúng túng thì bạn nên giữ xe cho con một lúc rồi mới từ từ thả tay ra.
Khi xe lên đỉnh dốc, bạn để con nhấc chân hoặc bàn đạp lên một chút so với mặt đất rồi nhẹ nhàng thả dốc. Mục đích của hoạt động này là để bé cảm nhận được sự cân bằng khi ngồi trên yên xe. Nếu bé thấy sợ, hãy nhắc bé hạ chân xuống chạm đất ngay khi thấy chênh vênh sắp ngã. Để cổ vũ cho con, cha mẹ có thể chạy theo xe vài lần nhưng đừng giữ chiếc xe mãi mà cứ để bé tự vận động, dần dần bé sẽ biết cách giữ thăng bằng.
Bạn cũng có thể dùng cách đếm to từng giây mà bé đã giữ cho xe không bị chao đảo, bằng cách này bạn sẽ giúp bé hào hứng hơn nhiều đấy. Đồng thời, qua mỗi lượt bé thả dốc thì bé sẽ gia tăng được khoảng thời gian này rất rõ rệt. Chỉ một lúc ngắn sau là bé sẽ không còn phải chống chân xuống đất nữa. Thật tuyệt vời phải không nào?
Bé tập đi xe đạp thế nào để không bị đau?
2. Điều chỉnh chiếc bàn đạp
Nếu đã tháo bàn đạp khỏi xe khi bắt đầu, giờ thì hãy gắn chúng trở lại và bảo con đặt chân lên đó khi thả dốc xuống. Đầu tiên là đặt chân trên một bàn đạp và sau đó là cả hai chân. Sau vài lượt xuống dốc thì bạn đã có thể bắt đầu hướng dẫn bé cách đạp xe. Hãy lặp lại những thao tác này cho đến khi bé nhà bạn đã làm trơn tru và thành thạo. Tiếp theo, hãy thử cho bé tập đạp xe lên dốc, tiếp tục nâng cao những thử thách nếu bé vẫn còn cảm thấy hào hứng nhé. Dường như bé sẽ hứng thú hơn là chơi những
đồ chơi thông thường
3. Chạy đường thẳng và đường cong
Bố mẹ hãy chọn một mặt sân phẳng và chỉnh chiếc xe đứng vững chãi, sau đó đưa một bàn đạp lên cao theo một góc 2 giờ so với phương thẳng đứng. Bé cần bắt đầu bằng việc đạp bàn đạp này để tạo ra một lực vững chãi vừa đủ rồi mới từ từ nhấc chân còn lại lên và đặt vào bàn đạp phía bên kia. Cứ như thế, từng vòng xe lăn bánh đều đặn và vững chắc. Bố mẹ nên lưu ý con luôn khởi động như vậy để có những bước đi đầu tiên thật chắc chắn.
Khi con lái xe theo đường thẳng, hãy nhớ nhắc con thả lỏng khuỷu tay và đầu gối, đạp đều đặn từng vòng. Khi bé quay đầu thì cả vai và cánh tay sẽ đi theo, vì thế cho nên cần lưu ý khi chạy đường thẳng là phải nhắc nhở bé giữ yên phần đầu, mắt nhìn về phía trước chứ không cúi xuống nhìn đường hay nhìn vào bánh xe. Tiếp theo phần chạy thẳng này, các bé cần được làm quen với các đường vòng. Khi thực hiện hành động vòng xe sang trái hoặc sang phải, xe cần được giảm tốc độ một cách từ từ. Bé cũng không nên bẻ ngoặt tay lái gấp gáp mà cần được đánh lái rất từ tốn, chỉ khi bé đã thành thạo thì mới nên đẩy nhanh tốc độ.
4. Phanh xe
Dừng xe cũng là một kỹ năng bé cần được học nhuần nhuyễn. Cả hai bên phanh xe đều cần được sử dụng cùng lúc. Nếu chỉ dùng phanh phía trước, xe có thể bị chổng ngược và nếu chỉ phanh sau thì bé chỉ sử dụng được 20 đến 30% sức mạnh của bộ phanh xe và xe dễ bị trượt. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, bé cần được học kỹ năng sử dụng cả 2 bên phanh xe cùng lúc.